Tây Phi có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, khí hậu nhiệt đới thuận lợi do đó các mặt hàng như bông, hạt điều, gỗ hay nhiều loại nông sản khác rất có giá trị thương mại. Tuy nhiên mặt trái của các nước Tây Phi trong chất lượng, tính chuyên nghiệp cũng như việc giao thương, thanh toán… luôn làm khó các doanh nghiệp Việt Nam.
Video dưới đây phần nào đã nói lên những khó khăn của việc nhập khẩu bông sợi từ các quốc gia Châu Phi nói chung và Tây Phi nói riêng, nhưng điều này cũng đúng với các mặt hàng khác mà chúng tôi đang làm như gỗ và hạt điều.
Nhập qua trung gian
Việt Nam chỉ có thể nhập các nguyên liệu từ Tây Phi qua trung gian, điển hình là Ấn Độ, Trung Quốc, Pháp hay Thụy Sĩ. Lý do rất đơn giản bởi vì người dân bản địa không có tầm nhìn về kinh doanh, thiếu trách nhiệm, không có uy tín và không có luôn cả tiền để làm kinh doanh. Nếu như bạn mua trả trước tại Tây Phi này thì đến 99% là bạn mất tiền vì đối tác sẽ biến mất mà không có cách nào tìm được. Nếu bạn đặt cọc và mua trả sau thì cũng không hi vọng đối tác sẽ cung cấp cho bạn hàng đều và đúng chất lượng, chưa kể tiền cọc họ cũng có thể lấy luôn. Còn nếu bạn trả L/C thì có lẽ tìm đỏ mắt cũng khó mà có đối tác bản địa nào đáp ứng được yếu tố này. Do đó buộc phải mua qua doanh nghiệp trung gian đã bỏ vốn ra bao tiêu sản phẩm tại Châu Phi là con đường duy nhất.
Một phương án khác là tổ chức người sang Châu Phi thu gom hàng? Phương án này cũng có một số doanh nghiệp thực hiện nhưng thất bại hoàn toàn vì nhân lực không am hiểu thị trường, không hiểu được văn hóa Châu Phi và cũng không có các mối quan hệ để giúp đỡ. Chi phí sẽ rất cao mà bị lừa thì vẫn cứ bị lừa.
Các đối tác trung gian như Ấn Độ, Pháp, Trung Quốc đều đầu tư kho bãi, nhân lực để thu gom nguồn hàng, kiểm định chất lượng cẩn thận trước khi xuất hàng, điều này đảm bảo uy tín cho họ từ cả 2 phía và lợi nhuận họ đạt được là hoàn toàn xứng đáng.
Tài chính, ngân hàng & thanh toán
Như ông Hoàng Đức Nhuận, trưởng phòng Châu Phi, vụ thị trường Châu Phi đã phát biểu trong video nói trên: vấn đề tài chính, chuyển tiền, phí ngân hàng, thanh toán… luôn là điều gây khó chịu cho các doanh nghiệp Việt Nam. Chúng tôi đã gặp vấn đề này trong suốt một thời gian dài cho đến khi tìm được phương án tương đối tốt cho giải pháp chuyển tiền thanh toán.
Tuy nhiên nếu với một lượng tiền mặt lớn hoặc trả theo L/C thì đây luôn là vấn đề khó khăn cho cả 2 bên. Bên bán tại Tây Phi phải chịu 1 khoản phí ngân hàng rất lớn (tổng chi phí có thể lên tới 6%-8%), còn bên mua của Việt Nam sẽ rất khó khăn về khâu chuyển tiền, trung gian kéo giá thành đội lên làm giảm sức mua.
Một vấn đề rất quan trọng khác là các đối tác Châu Phi đa số không có vốn, thậm chí họ còn nợ nông dân rất nhiều cho đến khi được thanh toán tiền mới có thể trả được nợ. Vì vậy các công ty trung gian nước ngoài với lượng vốn dồi dào và nhân lực được đào tạo tốt sẽ dễ dàng giữ vai trò quyết định.
Thời gian
Thời gian ship hàng từ Tây Phi tới Việt Nam là khoảng 2 tháng, trong khoảng thời gian này giá thành thay đổi thường xuyên, do đó doanh nghiệp khó có thể dự đoán chính xác được kế hoạch khiến sự chủ động giảm đi rõ rệt và phụ thuộc nhiều vào thị trường. Thực ra yếu tố này tất cả các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ Châu Phi đều gặp trở ngại tương tự nhau và sẽ công bằng cho mọi doanh nghiệp. Điều quan trọng là lãnh đạo các doanh nghiệp cần thường xuyên nắm bắt thông tin và có sự điều chỉnh kế hoạch thu mua cũng như dòng tiền phù hợp để chủ động nguồn hàng.
Chất lượng
Các quốc gia Tây Phi đều là các nước đang phát triển hoặc nước nghèo, do vậy các quy trình chế biến, xử lý bông không thể đạt tiêu chuẩn như Mỹ hay Ấn Độ, chưa kể người da đen tương đối vô trách nhiệm nên việc mua lẫn hàng kém chất lượng là khó tránh khỏi. Điều quan trọng là các nhà trung gian cần phải có quy trình kiểm tra chặt chẽ hơn đối với các nhà máy xử lý bông cũng như chịu trách nhiệm trước các lô hàng kém chất lượng. Dù sao thì qua các nhà trung gian vẫn tốt hơn là làm thẳng với các công ty bản địa ở khâu chất lượng vì chắc chắn các công ty Châu Phi sẽ có nhiều tiểu xảo để pha lẫn hàng. Thậm chí chúng tôi đã chứng kiến việc công ty tại Ghana bán công rỗng (mặt hàng gỗ) cho khách Ấn Độ để rồi trung gian Ấn Độ đó lại bán cho Việt Nam.
Liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp bản địa?
Chúng tôi với kinh nghiệm 10 năm kinh doanh tại Ghana và Tây Phi nên rất hiểu người bản địa tại đây. Chúng ta không thể làm việc trực tiếp với doanh nghiệp bản địa được vì họ không có uy tín, không có tiền và cũng vô trách nhiệm. Giá họ chào bán có thể rẻ và rất cạnh tranh, nhưng nguy cơ hàng kém chất lượng, chậm hàng, hàng không đủ số lượng, thậm chí mất tiền còn khiến chúng ta đau đầu hơn rất nhiều. Mua qua trung gian là điều gần như bắt buộc, nhưng điểm quan trọng nhất là phải xây dựng được kế hoạch và hoàn thiện quy trình mua thật chuẩn đối với các đối tác để tránh các nguy cơ phụ thuộc cũng như bị găm hàng ép giá.
Lê Văn Huy says
Chúng tôi là nhà sản xuất cao su tự nhiên, chúng tôi muốn mua nguyên liệu để phục vụ sản xuất ở nhà máy. Bạn có thể hợp tác với chúng tôi?